Wap giải trí, tải Game ứng dụng miễn phí
Cách chụp ảnh phong cảnh đep hơn trên điện thoại
• Ngày đăng: 2015-08-04 - 14:36
Với một chiếc camera điện thoại, phong cảnh là chủ đề dễ chụp nhất. Bản thân phong cảnh là một trong những chủ đề phổ thông nhất của chụp ảnh. Phong cảnh vốn tĩnh, người chụp có nhiều thời gian để lựa chọn góc máy và khung ảnh phù hợp. Hơn nữa, quanh năm chủ đề phong cảnh đều có thể chụp, vừa phong phú vừa có sự khác biệt do thời tiết, ánh sáng từng thời điểm trong ngày, theo mùa… Nhưng, vì nó phổ thông và quá nhiều người chụp, những cảnh nổi tiếp và đẹp thì càng nhiều người tìm chụp, nên để tạo ra khung ảnh đẹp hơn, mới lạ hơn thì rất khó. Thành ra, “ảnh phong cảnh lại chính là thử thách lớn nhất và cũng dễ là nỗi thất vọng lớn nhất” (Ansel Adam).
Để có những khung ảnh về phong cảnh tốt, ngoài điều kiện thiết bị ghi hình còn cần một số kiến thức cần thiết. Về thiết bị, với tính chất chủ đề phong cảnh, người chụp cần dùng ống kính nhiều tiêu cự và có thể linh hoạt khép khẩu độ. Thế nhưng với điện thoại, camera cố định một tiêu cự và cả khẩu độ, nên chắc chắn có nhiều hạn chế. Vì vậy, để phần nào có được bức ảnh phong cảnh đỡ “hạn chế”, chúng ta sẽ phải khai thác nhiều hơn về những yếu tố khác. Đó là mục đích của bài này, dành cho các bạn mới chơi.
Phần 1: Chọn, tìm hiểu, làm chủ thiết bị điện thoại.
Phần 2: Chụp ảnh cơ bản và xác định chủ đề chụp bằng điện thoại
Phần 3: Những yếu tố quyết định cho một khung ảnh trước khi bấm chụp bằng điện thoại
Phần này chúng ta thử trao đổi về chụp ảnh chủ đề phong cảnh bằng điện thoại.
Lumia 1020 – Nhà thờ Đức Bà Saigon
Với cái máy chụp ảnh, mọi hiện tượng và sự việc đều không hề có cảm giác, ý nghĩa hay giá trị gì ngoài giá trị đồ hoạ của những hình khối, kết cấu các thành phần, màu sắc, độ đậm nhạt…; không hề có chuyển động hay sự sống, chỉ là rõ nét hay mờ nhoè kéo vệt mà thôi; không hề có ánh nắng chói chang hay bóng tối mù mịt, chỉ là một dải sắc độ mà thôi. Bởi vậy, người chụp sẽ phải xem xét những tính chất ấy với con mắt nhiếp ảnh, là xem xét về bố cục, ánh sáng, màu sắc, phối cảnh. Kiểm soát càng tốt các yếu tố ấy, ấn tượng của bức ảnh càng được mạnh mẽ.
A. Xem xét bố cục
Chúng ta đã bắt đầu với việc tập tành bố cục kinh điển khô cứng thế này rất nhiều rồi:
Khi đưa máy điện thoại lên, bạn sẽ phản xạ chọn khung ảnh theo bố cục phù hợp, để đối tượng cần chụp được nổi bật hoặc ấn tượng. Bước sơ khởi vẫn là tuân theo “Bố cục theo tỷ lệ vàng 1/3″. Khung ảnh được chia thành 9 phần bằng nhau với hai cặp đường thẳng ngang và dọc cắt khung hình với khoảng cách đều. . Khi quen dần, điều này sẽ gần như trở thành hoạt động vô thức khi mắt bạn đưa vào khung ngắm và lúc đó mới nghĩ đến các kiểu phá bố cục.
1. Tự hỏi mình xem điểm tập trung của bố cục (điểm mạnh) ta muốn sẽ nằm ở đâu trong khung ảnh. Điểm mạnh sẽ nằm trên cao hay dưới thấp, bên trái hay bên phải, rìa ảnh hay giữa tâm?
Càng gần chính giữa thì bố cục càng mang tính chất tĩnh.
Càng xa / lệch tâm thì càng mang tính chất động.
Zenfone 5 – Đồi cát Phan Thiết
2. Tự hỏi hình dáng nào sẽ làm chủ đạo cho khung hình? Hình thẳng đứng hay nằm ngang? Hình dáng nào làm xương sống cho bố cục để sắp xếp các thành phần khác dựa theo khung sườn đó? Bức hình sẽ sẽ vuông, dài hay hẹp hay rất hẹp và cao? Trên khung điện thoại ta chọn 6×9 hay 3×4 và quyết định tỷ lệ hình ảnh trước khi bấm.
Lumia 1020 – Dầu Tiếng Tây Ninh
3. Ta tự hỏi chủ đề này có quen thuộc không và nếu có thì ta có bố cục mới lạ chưa, táo bạo chưa cho chủ đề quen thuộc đó? Ta phải tập xem chủ đề với những sáng tạo của mảng màu, hình dáng, đường nét… và trong sự hỗ độn cảnh vật, ta phải chọn một cách sắp xếp hài hoà nhất hoặc hiệu quả nhất.
Lumia 930 – Vườn Thanh Long – Phan Rí
* Ảnh toàn cảnh (panorama)
Hầu hết các điện thoại đều có chế độ tự động chọn chụp pano khá dễ dàng. Người cầm máy chỉ việc chọn chế độ pano, cầm máy dịch chuyển theo chiều ngang hoặc dọc chậm rãi và máy sẽ tự nối các khung ảnh thành khung pano.
Tỷ lệ ảnh pano dễ tạo ấn tượng khác biệt cho loại ảnh phong cảnh, hiệu quả với cảnh vật mênh mông của không gian hơn tỷ lệ bình thường. Màu sắc, hình dáng và những điểm mạnh trong ảnh pano cũng là yếu tố quan trọng để cấu trúc ấn tượng.
Find 7 – Làng chài Lăng Ông Bình Thuận
B. Xem xét ánh sáng
Chúng ta đã trao đổi về hướng sáng và lượng sáng ở Link . Với máy ảnh ống kính rời, người chụp quan tâm đến lượng sáng, ánh sáng đủ mạnh để chụp với tốc độ màn trập đủ nhanh, máy không rung làm mờ nhoè hình ảnh. Với điện thoại, những hạn chế của cảm biến nhỏ, ống kính tiêu cự và khẩu độ cố định, ta cố gắng quan tâm thêm đến tính chất của ánh sáng. Lượng sáng ảnh hưởng đến thời chụp, tính chất ánh sáng ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của bức ảnh.
Đó là ánh sáng định hướng hay toả đều, trực diện hay tạt ngang, hay ngược từ sau tới, thẳng đứng hay có màu sắc, một nguồn hay nhiều nguồn? Chúng sẽ tạo sự khác biệt lớn cho khung ảnh.
Đó là ánh sáng có độ tương phản sáng tối nhiều hay ít? Ánh sáng có phù hợp với ý muốn không, chụp hay chờ thời điểm